Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

THỰC VẬT HỌC

• Ngành thực vật hạt kín (Angiospermophyta-thực vật có hoa), cây có hạt được bảo vệ bên trong vách bầu tạo thành quả, xylem có mạch và quản bào, phloem có ống rây và tế bào kèm. Thế hệ bào tử ưu thế, bào tử khác loại, sinh sản hữu tính nhờ hoa, thể giao tử tiêu giảm, thụ tinh không cần có nước của môi trường ngoài.

I. Lớp: Một lá mầm (Đơn tử diệp - Monocotyledoneae)
- Phôi có một lá mầm, lá có gân song song (hay hình cung), bó mạch rải rác trong thân, ít có hiện tượng dầy thứ sinh (không có vùng phân sinh libe-mộc)
- Các mảnh bao hoa giống nhau (lá và đài không phân biệt), các phần của hoa thường là bội số của 3, thường là rễ chùm, nhiều loại thụ phấn nhờ gió.
- Thực vật một lá mầm bao gồm thảo, loa kèn, phong lan, cọ, tre… Dù cho có ít loài hơn so với hai lá mầm, thực vật một lá mầm là một nhóm tiến hoá và ưu thế ở các vùng đồng cỏ thế giới. Các loài như lúa mạch, yến mạch, lúa mì và ngô là những cây ngũ cốc quan trọng.

II. Lớp: hai lá mầm (Song tử diệp - Dicotyledoneae)
- Phôi có hai lá mầm, lá có gân hình mạng, bó mạch xếp thành vòng trong thân, thường có sự sinh trưởng thứ sinh (có vùng phân sinh libe-mộc.

- Bao hoa gồm lá đài và cánh hoa, các phần của hoa là bội số của 5,(đôi khi 4) thường dạng rễ cọc, nhiều loài thụ phấn nhờ côn trùng.
- Thực vật hai lá mầm là lớp lớn hơn của loài thực vật hạt kín, gồm những cây gỗ, cây bụi có độ dầy thứ cấp. Phần lớn những cây trồng cho quả, rau ăn và hạt đều thuộc hai lá mầm và một số loài cây gỗ như sồi và cây óc chó được dùng để lấy gỗ xây dựng.
 Thực vật có hoa là nhóm phong phú nhất trong số thực vật ở cạn. Từ khi xuất hiện lần đầu vào giữa Kỉ Crêta vào khoảng 110 triệu năm về trước, chúng thay thế dần thực vật Hạt trần là thảm thực vật ưu thế ở phần lớn các nơi, ngoại trừ miền ôn đới Bắc. Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm có những sự chuyển hoá riêng và thực vật một lá mầm không thể xem là nguyên thuỷ hơn thực vật hai lá mầm.

III. Đặc tính chung của thân
- Bó mộc có sự chuyên hóa li tâm
- Bó libe xếp chồng trên bó mọc
- Đối xứng qua một trục
- Có tầng sinh bột (tương đương với nội bì ở rễ-phân biệt vùng vỏ và vùng trụ trung tâm)
- Có biểu bì có khẩu

1. Đặc tính riêng của thân Đơn tử diệp.

- Không phân biệt vỏ và trụ trung tâm.
- Các bó libe-mộc xếp trên nhiều vòng đồng tâm, càng vào trong số bó càng lớn và còn ít đi
- Bó mộc có khuynh hướng bao lấy bố libe (chuyên hóa chu vi)
- Không có vùng phân sinh libe-mộc giữa bó libe và bó mộc.
2. Đặc tính riêng của thân song tử diệp hậu lập.

a. Có sự hiện diện của 1 hoặc 2 sinh mô hậu lập.
- Vùng phân sinh libe-mộc giữa bó libe I và mộc I đã hoạt động cho ra phía ngoài là libe II và bên trong là mộc II (dị mộc)
- Có thể có them tầng bì sinh xuất hiện ở vùng chu luân hoạt động cho ra ngoài là sube và bên trong là nhu bì.

b. Note: Dị mộc là đặc trưng của song tử diệp gồm 4 đặc diểm sau: Có NHU mô mộc II, Tia mộc, Sợi mộc, Tế bào lộn xộn ( suy ra đó là mạch mộc II)
- Xylem (mộc) dẫn truyền nước và khoáng chất từ rễ đến lá. phloem (libe) dẫn truyền chất dinh dưỡng hữu cơ đến các bộ phận khác nhau đặc biệt từ lá đến rễ.
- Sinh trưỡng sơ cấp: diễn ra ở mô phân sinh chop đỉnh ở đỉnh ngọn chồi (hay rễ) cây làm chồi ( hay rễ) dài ra.
- Sinh trưởng thứ cấp: bắt đầu từ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ( vd; mô phân sinh libe-mộc) làm tăng chu vi (to ra)
IV. Đặc tính chung của rễ
- Bó mộc có sự chuyên hóa hướng tâm
- Bó libe nằm xen kẻ bó mộc
- Đối xứng qua một trục

V. Đặc điểm lá Đơn tử diệp
- Đối xứng qua một mặt phẳng
- Cơ cấu đồng diện: biểu bì trên và dưới đều có khẩu và có cutin dầy như nhau, một loại lục mô.
- Bó mộc nằm trên bó libe
- Không có vùng phân sinh libe mộc giữa bó libe và bó mộc.
- Trên phẫu thức ngang, những bó libe-mộc bị cắt ngang => Gân song hành

VI. Đặc điểm lá Song tử diệp.
- Đối xứng qua một mặt phẳng.
- Cơ cấu dị diện: biểu bì trên có cutin dày, rất ít khẩu. biểu bì dưới có cutin mỏng, nhiều khẩu, hai loại lục mô, lục mô rào ở mặt trên và lục mô khuyết ở mặt dưới phiến lá.
- Bó mộc nằm trên bó libe.
- Có vùng phân sinh libe mộc giữa bó libe và bó mộc.
- Trên phẩu thức cát ngang, có một gân chính lớn và nhiều gân phụ nhỏ bị cắt ngang cùng một số gân phụ bị cắt dọc => gân lông chim.
VII. NOTE.
1. Các loại rễ.
- Rễ cọc: rễ cái phát triển bình thường mang nhiều rễ con.
- Rễ trụ (rễ củ): rễ cái chứa trử liệu phù to lên thành củ nên gọi là rễ củ
- Rễ chùm: rễ cái ngưng tăng trưởng sớm hay tự thiêu hủy và hình thành một hệ rễ gồm nhiều rễ nhỏ bằng nhau, không phân biệt rế cái hay rễ con.
- Rễ bất định: rễ đặc biệt không do rễ mầm tạo ra, mọc từ thân hoặc lá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét